Mỗi một nhãn hiệu đều cần phải đăng ký bảo hộ độc quyền theo quy chuẩn chung của quốc tế. Do vậy, trước khi có ý định kinh doanh một sản phẩm nào đó, bạn nên chú ý không được đặt tên trùng nhãn hiệu. Cùng chúng tôi tìm hiểu lý do vì sao tên nhãn hiệu không được đặt trùng và cơ chế xử lý vi phạm pháp luật trong bài viết dưới đây.
Người kinh doanh cần hết sức lưu ý trước khi đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình bởi những nguyên nhân sau:
Khi đặt trùng hay tương tự tên, danh hiệu của bạn không được bảo hộ trong các trường hợp sau:
- Gây nhầm lẫn với biểu tượng quốc kỳ hay quốc huy của các quốc gia;
- Danh hiệu gây nhầm lẫn với biểu tượng, ký hiệu của các tổ chức nhà nước, chính phủ, chính trị- xã hội, thể thao- văn hóa khi chưa được tổ chức đó cho phép;
- Nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với bút danh, tên tuổi của các vị lãnh tụ, anh hùng cách mạng, anh hùng dân tộc Việt Nam;
- Nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với các tổ chức quốc tế trên thế giới;
- Nhan hiệu có dấu hiệu gây lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm, về những thành phần, công dụng mà sản phẩm đó mang lại.
Đặt trùng tên nhãn hiệu có ảnh hưởng gì không?
Trong nhiều trường hợp, khi bạn đặt trùng tên với một nhãn hiệu nào đó đã được biết đến rộng rãi, bạn có thể khiến cho người tiêu dùng hiểu lầm về sản phẩm của họ. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể khởi kiện bạn vì đã vi phạm pháp luật khi đặt tên thương hiệu.
Hoặc cũng có thể bạn đặt tên hay biểu tượng trùng với một nhãn hiệu nào đó khi cả 2 còn chưa nổi. Sau này, khi thương hiệu của họ nổi tiếng hơn, họ có thể khởi kiện gây khó khăn cho bạn. Tiêu biểu là trường hợp logo của Hương Sen và VN Airline. Dù cho bạn đã được bảo hộ thương hiệu nhưng vẫn nên tránh việc đặt trùng tên thương hiệu để tránh xảy ra tranh chấp pháp luật sau này.
Đặt trùng tên sẽ không được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu
Trong những trường hợp sau, tên nhãn hiệu sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật:
Nhãn hiệu làm giả những thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
Trong trường hợp này, chủ thể hoàn toàn có quyền nhờ pháp luật can thiệp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tùy vào mức độ xâm phạm cũng như những thiệt hại mà bên bị xâm phạm phải gánh chịu mà pháp luật buộc phía xâm phạm phải xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại.
Nhãn hiệu bị làm giả sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu đang trong thời gian chờ cấp bằng bảo hộ phát hiện bị làm giả, làm nhái thương hiệu
Trong trường hợp này, hiện tại chưa được luật pháp hiện hành bảo vệ bởi tên thương hiệu là tài sản vô hình, khó được kiểm chứng. Do vậy, khi đã hoàn thành xong tên thương hiệu hay biểu tượng cho sản phẩm của bạn, hãy nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao tên nhãn hiệu không được đặt trùng, những cơ chế xử lý khi vi phạm trùng tên thương hiệu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn tên thương hiệu hay biểu tượng sản phẩm.
Công Ty TNHH Vĩnh như phong - Điện thoại 028.37672254